0

Điều trị rối loạn lo âu xã hội như thế nào?| Safe and Sound

Rối loạn lo âu xã hội hay chứng ám ảnh sợ xã hội thường bị nhầm lẫn với tính nhút nhát và tích cách nội tâm nhưng thực sự rối loạn lo âu xã hội trầm trọng hơn rất nhiều. Vậy điều trị chứng rối loạn lo âu xã hội dưới góc độ tâm lý như thế nào?

Ngô Thị Sáng | Thạc sĩ Giáo dục học – Viện tâm lý và sức khoẻ tinh thần SnS

Trung tâm Nghiên cứu Sức khoẻ Cộng đồng và Phát triển

1. Thế nào là rối loạn lo âu xã hội?

Theo các bác sĩ, chuyên gia tâm lý; rối loạn lo âu xã hội là một trong những chứng bệnh tâm lý phổ biến nhất thường bắt đầu ở độ tuổi thanh thiếu niên. Đặc điểm của bệnh rối loạn lo âu xã hội là nỗi sợ hãi phi lí nhưng dai dẳng và dữ dội về những tình huống xã hội bao gồm việc bị người lạ soi xét hay thậm chí là bị người lạ nhìn thấy. Một số nỗi sợ hãi phổ biến mà người bệnh mắc rối loạn lo âu xã hội mắc phải đó là tâm lý sợ khi phải nói trước đám đông, tâm lý sợ phát biểu trong lúc họp hoặc lên lớp, tâm lý sợ gặp người lạ và sợ nói chuyện với những người có quyền lực.

Roi-loan-lo-au-xa-hoi-la-chung-benh-pho-bien-safe-and-sound Ảnh 1: Rối loạn lo âu xã hội là một chứng bệnh tâm lý phổ biến

Theo tiêu chuẩn chẩn đoán rối loạn xã hội trong DSM-V, dưới đây là những tiêu chí chẩn đoán rối loạn lo âu xã hội:

  • Những ánh nhìn soi mói từ người ngoài thường dẫn tới những nỗi sợ hãi rõ rệt có cường độ khác nhau.
  • Người bệnh tâm lý sợ rằng anh/cô ấy để lộ ra triệu chứng lo âu và bị người ngoài chỉ trích vì những triệu chứng đó.
  • Tình huống mang tính chất xã hội gần như lúc nào cũng dẫn tới nỗi sợ hãi hoặc lo âu. Thường thì người bệnh sẽ cố tránh né hoặc trải qua những tính huống đó với tâm lý sợ sệt hoặc lo lắng tột đỉnh.
  • Triệu chứng kéo dài ít nhất 6 tháng.

2. Điều trị và can thiệp rối loạn lo âu xã hội như thế nào?

Dieu-tri-roi-loan-lo-au-bang-bien-phap-tam-ly-safe-and-sound Ảnh 2: Điều trị và can thiệp rối loạn lo âu xã hội bằng biện pháp tâm lý

Theo các bác sĩ, chuyên gia tâm lý, người mắc rối loạn lo âu xã hội có thể dùng SSRIs (Zoloft), cũng như một vài loại thuốc khác như Benzodiazepines hoặc thuốc chẹn beta. Việc dùng thuốc chữa rối loạn lo âu xã hội phụ thuộc vào sự chỉ dẫn của bác sĩ và không phải bệnh nhân nào cũng dùng cùng loại thuốc. Tuy nhiên theo các bác sĩ và chuyên gia tâm lý, cách chữa bệnh hiệu quả và lâu dài chính là các liệu pháp tâm lý có bao gồm liệu pháp “tự phơi nhiễm” và/hoặc CBT.

Những biện pháp tâm lý này thường bắt đầu với việc thực hành cùng nhà trị liệu tâm lý hoặc thực hành trong nhóm trị liệu tâm lý nhỏ trước khi bệnh nhân “tự phơi nhiễm” bản thân trong những tình huống mang tính xã hội công khai. Thường thì việc “tự phơi nhiễm” kéo dài sẽ xoá bỏ tâm lý sợ hãi. Đối với những người không biết phải nói gì hay làm gì trong những tình huống mang tính xã hội thì việc được nhà trị liệu tâm lý rèn luyện các kỹ năng giao tiếp dựa theo một mô hình hành vi đầy đủ chi tiết sẽ giúp ích rất nhiều.

Những hành vi mang tính an toàn như lẩn tránh ánh mắt của người đối diện sẽ làm ảnh hưởng tới quá trình điều trị chứng rối loạn lo âu xã hội. Tiếp theo nữa, liệu pháp tâm lý “tự phơi nhiễm” sẽ có hiệu quả hơn khi người bệnh được dạy cho cách ngừng sử dụng những hành vi mang tính an toàn. Điều đó có nghĩa là người bệnh sẽ phải tham gia những hoạt động xã hội và khi ấy họ phải nhìn trực tiếp vào mắt người đối diện, tham gia vào những cuộc đối thoại và luôn phải góp mặt trong những buổi hoạt động trên.

Khi đã hoàn thành những việc trên, người mắc rối loạn sợ xã hội sẽ nhận ra rằng tâm lý sợ hãi và lo âu của họ chỉ là những hiểu lầm. Ngoài ra, qua cách giao tiếp phù hợp và hiểu biết đúng đắn, người mắc chứng tâm lý rối loạn lo âu xã hội cũng sẽ hiểu rõ hơn cách mọi người xung quanh họ diễn đạt.

: Điều trị rối loạn lo âu xã hội như thế nào?| Safe and Sound

Đăng ký nhận tư vấn ngay

Nhận tư vấn về sức khoẻ tinh thần từ Safe and Sound